0
Có một ngôi làng mà những hình ảnh thân thương gần gũi đã đã in sâu vào tâm thức người Việt. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru ầu ơ của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng ruộng núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc!

Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo Quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen, quê Bác.
Dẫu đã qua cả thế kỷ, vạn vật đổi thay nhưng những hình ảnh xưa cũ của làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho mọi những thế hệ.
Đó là giếng Cốc, cây đa, đền làng Sen, nhà thờ họ Nguyễn Sinh… và đặc biệt là ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân phụ Bác, nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và ý chí lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này.

Ngôi nhà tranh đơn sơ
Năm 1901, thân phụ Bác Hồ là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, là một niềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ.
Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) trở về sống tại Làng Sen. Ngôi nhà này đã gắn với tuổi thơ Bác Hồ từ năm 1901 đến năm 1906 (trước khi theo cha vào Huế)
Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé, mộc mạc, giản dị dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp.
Cả hai nếp nhà đều thấp, khiêm nhường, và điển hình cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước - gắn liền với không gian khoáng đạt của thiên nhiên.
Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.
Ở gian thứ tư có kê bộ phản gần cửa sổ là nơi cụ Phó bảng thường nằm đọc sách.
Gian thứ năm kê bộ phản là nơi nghỉ của hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ).
Dù đã đỗ đạt song gia đình cụ Phó bảng vẫn sống thanh đạm. Phần lớn các đồ đạc trong nhà đều do dân làng tặng, những kỷ vật tới giờ được gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã gắn bó với một giai đoạn quan trọng đầy ý nghĩa thời niên thiếu của cuộc đời Bác Hồ từ năm 11- 16 tuổi.
Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước sau này của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà tranh lịch sử là cụm di tích quan trọng bậc nhất của Khu di tích lịch sử Kim Liên - được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước, cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác, được nâng cấp và tôn tạo nhiều lần.
Khu di tích lịch sử Kim Liên còn bao gồm các kiến trúc mới như khu hành lễ, nhà lưu trữ và trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa– chính trị liên quan. Khu di tích lịch sử Kim Liên là một trong bốn khu di tích quan trọng nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia từ năm 1979./.
Cụm Di tích Làng Sen - Quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cụm Di tích Làng Sen cách Cụm Di tích Hoàng Trù hơn 1,5km về hướng Tây Nam trên trục đường tham quan 540. Cụm Di tích này bao gồm: Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh); Giếng Cốc; Lò rèn Cố Điền là nơi ghi dấu những kỷ niệm sâu sắc trong quãng đời niên thiếu và hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương. Năm 1901 ông Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng, bà con làng Kim Liên đã trích quỹ học điền mua và dựng cho ông một ngôi nhà tranh 5 gian, anh trai Nguyễn Sinh Trợ (Nguyễn Sinh Thuyết) mừng cho em ngôi nhà 3 gian dựng trên mảnh vườn rộng 4 sào 14 thước Trung Bộ tương đương 2.500m2, trong lễ mừng “Vinh quy bái tổ” ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và 3 con của mình là bà Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung về sống ở ngôi nhà này, khi về sống cùng cha, anh, chị và bà con làng xóm ở Làng Sen.
di tich kim lien   phan 2  anh 2
Ngôi nhà lá 5 gian do dân Làng Sen dựng mừng ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng khoa thi Tân Sửu (1901). Đây cũng là nơi Bác Hồ sống thời niên thiếu từ năm 1901-1906.
di tich kim lien phan 2 anh 3
Hồ Chủ tịch về thăm ngôi nhà cũ ở Quê nội tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
 tỉnh Nghệ An (tháng 12-1961). Ảnh tư liệu
Di tích Nhà Thờ Họ Nguyễn Sinh, họ nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà Thờ đại tôn họ Nguyễn Sinh cách nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 200m nằm ở trung tâm xóm Sen 3 xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An trong khu vườn rộng khoảng 800m2. Thuỷ tổ dòng tộc Nguyễn Sinh ở Làng Sen là ông Nguyễn Bá Phổ mãi đến đời thứ tư mới đổi thành Nguyễn Sinh và tên đó tồn tại mãi cho đến ngày nay. Họ Nguyễn Sinh là một dòng họ lớn ở xã Kim Liên từ xưa tới nay có nhiều người học giỏi và đỗ đạt cao, trải qua nhiều tháng năm gây dựng, phấn đấu các thế hệ tiếp nối đã tô điểm và làm nổi tiếng cho dòng họ, đặc biệt thế hệ thứ mười ba dòng họ đã có công sinh thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không những chỉ làm vinh danh cho dòng họ mà còn dạng danh cho dân tộc Việt Nam trở thành biểu tượng Anh hùng và lương tri cho mọi thời đại.
Năm 1991, nhà thờ họ Nguyễn Sinh được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia.
 Di tích ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
di tich kim lien phan 2 anh 4
Ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm
Ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc xóm Phủ Đầm, Làng Sen nay gọi là xóm Sen 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 250m về hướng Đông trong khu vườn rộng 3 sào, 5 thước Trung bộ tương đương 1.765m2 gồm có hai ngôi nhà, ngôi nhà lớn là nơi thờ tự và tiếp khách, ngôi nhà ngang là nơi sinh hoạt thường ngày của gia đình. Cụ Nguyễn Sinh Nhậm thuộc thế hệ thứ 10, là chi họ I của dòng họ Nguyễn Sinh đây là một chi họ có truyền thống học giỏi, yêu nước và thành đạt.
Thời niên thiếu ba người con yêu nước của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành thường sang đây thắp hương tưởng niệm ông bà nội và cũng chính tại ngôi nhà này anh, chị của Bác thường lấy làm nơi bí mật để làm nơi hoạt động yêu nước. Ngày 23 tháng 8 năm Canh Dần (1950), Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt người anh trai rất mẫu mực và tôn  kính của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mất tại đây. Ngôi nhà này đã chứa đựng nhiều giá trị lịch sử.
Năm 1990, ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia.
 Di tích ngôi nhà Cử nhân Vương Thúc Quý - Thầy học của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu.
Ngôi nhà thầy Cử nhân Vương Thúc Quý cách Di tích cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 200m về phía Tây, nằm trong mảnh vườn rộng 3 sào 9 thước Trung bộ tương đương 1.775m2 thuộc xóm Sen 4, xã  Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An gồm có 2 ngôi nhà, ngôi nhà trên làm nơi thờ tự, dạy học, tiếp khách; ngôi nhà ngang là nơi sinh hoạt thường ngày của cả gia đình.
di tich kim lien  phan 2  anh 5
Di tích ngôi nhà Cử nhân Vương Thúc Quý
Thầy Cử nhân Vương Thúc Quý sinh năm Nhâm Tuất (1862) là con trai của Tú tài Vương Thúc Mậu, Lãnh tụ Chung nghĩa binh chống Pháp tại Kim Liên và đã hy sinh anh dũng vào năm 1896. Vương Thúc Quý đậu cử nhân ở Trường Nghệ, Khoa Tân Mão (1981), ông là một trong “Tứ hổ Nam Đàn”, ông là người tài hoa, thông minh, mẫn tiệp, giàu lòng yêu nước và đầy nghĩa khí, ông lập ra ngôi nhà này là để thờ cha mình là Lãnh tụ Chung nghĩa binh Vương Thúc Mậu, ngoài ra còn là nơi diễn ra nhiều cuộc mật đàm quan trọng của các chí sỹ yêu nước nổi tiếng đương thời như Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân, Nguyễn Sinh Sắc... nơi đây là lớp học để ông dạy chữ cho con em trong vùng, đặc biệt vào khoảng tháng 7 năm 1901, Nguyễn Sinh Cung (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu) và cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm được Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc gửi sang đây để học chữ thánh hiền. Vốn là người thông minh, ham học, ham hiểu biết và có chí tiến thủ, sau nhiều lần thử tài, thầy Cử nhân Vương Thúc Quý đã phát hiện ra năng lực, ý chí hơn người và hết sức tin yêu và quan tâm đặc biệt, gửi gắm nhiều kỳ vọng lớn lao của mình đối với học trò Nguyễn Sinh Cung. Ngôi nhà học đường này cùng người thầy đáng kính Vương Thúc Quý là môi trường tư tưởng, văn hoá tốt đẹp góp phần ươm trồng tài năng, nghị lực của Nguyễn Sinh Cung. Trong hai lần về thăm quê Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hỏi thăm gia đình Cử nhân Vương Thúc Quý. Người nói: “Thầy cử Vương là thầy học của Bác thời niên thiếu”.
Năm 1990, nhà thầy Cử nhân Vương Thúc Quý được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia.
Cây đa, Sân vận động, Đền Làng Sen.
di tich kim lien phan 2  anh 6
Di tích Cây Đa, Sân vận động Làng Sen
Cây đa, Sân vận động, Đền Làng Sen nằm ở trung tâm Làng Sen thuộc xóm Sen 3 và Sen 4 xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An nằm ở phía Tây Bắc, cách nhà cụ Phó bảng gần 200m, cạnh đường tham quan và trước mặt Đền làng Sen. Đây là trung tâm của Làng Sen, địa thế đẹp đẽ, xung quanh có Trường học, trụ sở Hợp tác xã... nơi đây thường diễn ra các hoạt động văn hoá dân gian, in đậm trong tâm thức của nhiều thế hệ dân làng.
Địa điểm Sân vân động Làng Sen trước đây là một rừng cây rậm rạp, gần đền và đình làng nên rất linh thiêng. Khu rừng này là tài sản chung của làng, cứ ba năm một lần được khai thác để lấy công quỹ chi tiêu việc làng, tế lễ đình đám. Sau Cách mạnh Tháng Tám, chính quyền xã Nam Liên mới xây dựng thành sân vận động để tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao. Năm 1961, khi Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai, nhân dân xã Nam Liên đã tập trung ở đây – dưới gốc Cây đa này để được nghe Người nói chuyện. Hiện nay, Sân vận động Làng Sen là địa điểm chính để tổ chức Lễ hội Làng Sen hàng năm.
di tich kim lien phan 2  anh 7
Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Kim Liên, Nam Đàn nhân dịp Người về thăm quê năm 1961.
Cây đa, Sân vận động, Đền Làng Sen đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia năm 1991.
Di tích Giếng Cốc
Giếng Cốc do ông Nguyễn Danh Cốc người làng Phú Đầm, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh đào khoảng thời gian sau năm 1708 để lấy nước cho gia đình dùng.
Nước giếng trong nấu chè xanh thơm ngon, làm tương rất tốt.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng Chiếu Cần vương của Vua Hàm Nghi, tú tài Vương Thúc Mậu đã tập hợp nhân dân trong vùng lập ra đội Chung nghĩa binh để hưởng ứng. Cuối năm 1886, nghĩa quân bị đàn áp, tú tài Vương Thúc Mậu anh dũng hy sinh, nghĩa quân đã giấu vũ khí xuống Giếng Cốc để khỏi lọt vào tay giặc.
Trong thời gian sinh sống ở Làng Sen từ năm 1901 – 1906, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra đây lấy nước cho gia đình dùng, giúp cha đun nước pha chè tiếp các sĩ phu yêu nước, qua những câu chuyện, qua tiếp xúc với cuộc sống thực tế của nhân dân lao động cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã thấu hiểu hoàn cảnh sống khổ cực của người nông dân, nỗi nhục mất nước của người dân Việt Nam và tinh thần bất khuất anh dũng của Chung nghĩa binh. Trong 6 năm sống ở Kim Liên, giếng Cốc cũng là nơi để lại nhiều kỉ niệm sâu lắng trong lòng Người.
di tich kim lien phan 2  anh8
Di tích Giếng Cốc
Ngày 16/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thăm quê hương lần đầu. Sau khi đi từ nhà ông Phó bảng ra ngõ, bồi hồi nhớ lại kỉ niệm xa, Người hỏi bà con: “Giếng Cốc nay còn nữa không, nước Giếng Cốc trong và ngọt, nấu chè xanh và làm tương ngon nổi tiếng cả vùng”.
Di tích Lò rèn Cố Điền
di tich kim lien phan2 anh 9
di tich kim lien phan2 anh 10
Di tích Lò rèn Cố Điền, cũng như cái giếng Cốc,“Lò rèn này do ông Hoàng Xuân Luyến (tên thường gọi là Cố Điền) dựng cuối thế kỷ XIX
Lò rèn Cố Điền được khởi dựng từ đời ông Hoàng Văn Luyến vào khoảng năm 1876. Trong thời gian sống ở Làng Sen từ năm 11 tuổi đến năm 16 tuổi, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra đây chơi, tìm hiểu. Người rất quý mến cụ Cố Điền và ngược lại, cụ Cố Điền rất thương yêu cậu. Tại đây, cậu hay giúp đỡ Cố Điền thụt bễ, đập đe và những việc khác. Nguyễn Sinh Cung thường lắng nghe môt cách chăm chú những chuyện bàn luận của khách hàng với cụ Cố Điền, thường đặt ra nhiều câu hỏi cho mọi người, bàn tán, trao đổi nhiều chuyện về vận mệnh đất nước và nhân dân.
Những kỉ niệm sâu sắc thời niên thiếu tại Lò rèn Cố Điền đã để lại dấu ấn đậm nét trong kí ức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, sau 50 năm xa cách quê hương, ngày 16/6/1957, trở về thăm quê lần đầu, khi đi từ nhà mình ra ngõ, Người chỉ tay về phía trước hỏi bà con đi bên cạnh: “Trong này có Lò rèn cụ Cố Điền, mấy lâu nay còn tiếp tục rèn nữa không?”./.
Một số hình ảnh về làng Sen:

Quang cảnh quần thể khu di tích Kim Liên ở Làng Sen

Những chi tiết kiến trúc, điêu khắc ở đây được lấy từ hình tượng hoa sen

Thành kính dâng hương trước nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Con đường Làng Sen bây giờ. Bên trái là cây đa và sân vận động, nơi Bác Hồ đã gặp gỡ và trò
chuyện với dân làng trong những lần về thăm quê, năm 1957 và 1961

Di tích giếng Cốc ở làng Sen - giếng cổ từ thế kỷ 18, nơi gắn với tuổi thơ của Bác Hồ

Cổng và hàng rào dâm bụt giản dị

Mái nhà tranh đơn sơ, cùng vườn cây xanh và lũy tre - một hình ảnh đẹp điển hình của làng quê Việt
Nam

Gian nhà ngoài có bộ phản cụ Nguyễn Sinh Sắc dùng để tiếp khách. Ở đây, Bác Hồ đã cảm nhận và
lĩnh hội tình yêu nước từ người cha và các nhân sỹ xứ Nghệ

Tấm biển do vua Thành Thái ban cho cụ Nguyễn Sinh Sắc năm
1901 khi đỗ phó bảng; đề 4 chữ: “Ân tứ ninh gia” (ơn vua ban cho
gia đình)

Những góc nhà đơn sơ

Đăng nhận xét

Du Lịch Độc Thân

 
Top