Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (cũ), người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau. Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên phần đèo thuộc về Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) dài hơn phần đèo của Sơn La.
Với độ cao trên 1.000m khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều "cua" hiểm trở. Ðược vượt đèo Pha Ðin là một cuộc du lịch đầy thú vị của du khách trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Tham gia Tour du lịch Tây Bắc du khách không thể bỏ qua "tứ đại đỉnh đèo" nổi tiếng phía Bắc bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng, con đèo huyền thoại nằm giữa hai tỉnh Lai Châu và Sơn La luôn là điểm đến thách thức nhiều tay lái.
Đèo Pha Đin (nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái là Phạ Đin) nghĩa là Trời và đất với đỉnh cao nhất hơn 1600m. Theo truyền thuyết kể lại do khi hai bên vùng núi tranh chấp, ngựa của Lai Châu và Sơn La cùng xuất phát, ngựa chạy đến đâu, phần đất thuộc về địa phận tỉnh đó cho đến khi gặp nhau. Kết quả là ngựa Lai Châu chạy nhanh hơn nên phần đất thuộc về Lai Châu rộng hơn.
Đèo Pha Đin nổi tiếng đẹp và nguy hiểm. Con đường đèo liên tục những cua dốc dựng đứng và cua tay áo suốt 32km chiều dài. Từ Tuần Giáo đến Thuận Châu là đoạn đèo khó khăn nhất, đang được mở rộng và ăn sâu vào núi. Dưới chân đèo còn lác đác vài bản, lên gần đến đỉnh đèo thì hầu như không còn bản làng nào nữa.
Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32 km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Điểm khởi đầu của đèo cách thị xã Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách thành phố Điện Biên khoảng 84 km.
Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Theo quốc lộ 6 qua cao nguyên Mộc Châu tới Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu rồi từ Thuận Châu vượt qua Pha Đin là tới Tuần Giáo, cửa ngõ của Lai Châu cũ và tỉnh mới Điện Biên bây giờ.
Đèo Pha Đin dài khoảng 32 km, từ km số 360 đến km số 392 trên quốc lộ 6, là nơi tiếp giáp theo hướng Đông-Tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển và tại đây có một tháp truyền hình khối lượng khoảng 70 tấn, chịu sức gió 200 km/h.
Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi núi, thấp thoáng những làng bản đầu tiên của huyện Tuần Giáo. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.
Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Minh đi qua đèo này, đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Năm 1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của Việt Minh, suốt 48 ngày đêm ròng rã tướng Pháp Christian de Castries đã cho máy bay oanh tạc đường số 6, trong đó đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi(di tích lịch sử quốc gia ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Trên đỉnh đèo Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử này.
Những năm gần đây (từ năm 2006 đến năm 2009), dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Sơn La-Tuần Giáo với tổng mức đầu tư hơn 1.165 tỷ đồng đã hoàn tất. Tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh đèo phụ phía trái quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m (thấp hơn đèo Pha Đin 200-400m), đã khiến xe cộ ít lưu thông qua cung đường qua đèo Pha Đin và con đèo chỉ còn phù hợp với khách du lịch ưa mạo hiểm.
Đăng nhận xét