Như đắm mình trong không gian cổ xưa, như đang trở về với nguồn cội, Làng Cổ Phước Lộc Thọ tọa lạc tại vùng đất Đức Hòa, Tỉnh Long An, nơi tiếp giáp chuyển vùng từ Đông Nam Bộ sang Tây Nam Bộ, tạo cho Làng Cổ Phước Lộc Thọ một bản sắc riêng độc đáo vừa mang vẻ đẹp của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, vừa có nét duyên của miền Đông Nam bộ. Nơi đây có một dòng sông yên bình, êm ả, thơ mộng uống cong chảy qua mang tên Vàm Cỏ Đông đã đi vào thơ ca, lịch sử, và còn là nơi sinh sống của người Phù Nam xưa như khu di tích Bình Tả thuộc nền văn hóa Óc Eo cổ xưa.
Với hơn 22 căn nhà gỗ cổ trên khắp 3 miền nước Việt, và hàng trăm đồ vật, cổ vật quý từ vật dụng sinh hoạt hàng ngày của vua chúa, quan quân, địa chủ, người dân đến các vật tâm linh văn hóa của người Việt được bày trí theo từng gian nhà gỗ được phục dựng và lưu giữ tại Làng cổ Phước Lộc Thọ. Trong năm 2012 vừa qua, Sách Kỷ Lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Việt Nam cho Điểm du lịch Làng Cổ Phước Lộc Thọ là nơi sở hữu nhiều nhà gỗ cổ, hoa văn phong phú, đa dạng nhất Việt Nam.
Những ai thích thú vẻ đẹp hoài cổ, đam mê tìm hiểu giá trị phong tuc tập quán, nếp sinh hoạt thường nhật của người Việt Xưa khi đến Làng Cổ Phước Lộc Thọ chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị, từ mỗi căn nhà gỗ mang phong cách 3 miền Bắc, Trung, Nam được phục dựng xen lẫn với những cảnh quan thiên nhiên, sông nước hữu tình đến các vật dụng sinh hoạt bằng đủ mọi chất liệu gỗ, sắc, đồng, gốm sứ…đang dạng niên đại, phong phú chủng loại.
Làng cổ Phước Lộc Thọ đã được Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Long An công nhận là Điểm du lịch và mở cửa đón khách tham quan, vui chơi giải trí, dã ngoại, sưu tập những bộ album cưới, tổ chức tiệc cưới, sự kiện cho Quý khách có nhu cầu.
Hi vọng tương lai không xa, Làng Cổ Phước Lộc Thọ sẽ mở rộng thêm các dịch vụ vui chơi, giải trí phong phú hơn như dịch vụ nghĩ dưỡng ven sông, tảng mạng trên dòng sông Vàm Cỏ bằng các phương tiện xuồng, ghe, tàu du lịch.. để Quý khách có một chuyến du thuyền trên sông tìm hiểu về văn hóa người Việt ở vùng sông nước Cửu Long dọc theo dòng sông Vàm cỏ, thưởng thức các món ăn đặc sản của Vùng đất Long An và miền sông nước, nghe các làng điệu dân ca, những bài dạ cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể, hay tìm hiểu văn hóa Óc Eo cổ xưa.
Làng phục dựng và lưu giữ một bộ sưu tập nhà gỗ cổ thuộc cả ba miền và nhà sàn các dân tộc Tây Nguyên, cùng với hàng trăm cổ vật.
Làng cổ Phước Lộc Thọ được Trung Tâm Sách Kỷ Lục Việt Nam công nhận là “Điểm du lịch tập trung nhiều nhà gỗ, kiến trúc gỗ đa dạng nhất”. Nơi đây được đầu tư xây dựng từ năm 2006 thành khu tham quan giải trí cho du khách trong và ngoài nước.
Cổng chính vào khu du lịch “Làng cổ Phước Lộc Thọ” được xây dựng cách điệu như một cổng thành thời xưa. Ngay sau cổng vào là một hòn non bộ lớn, với những con chim đang rỉa cá và thác nước tuôn chảy róc rách. Từ cổng chính đi vào, phía bên tay phải là nơi đặt bộ tượng Phước Lộc Thọ bằng đá cẩm thạch. Du khách có thể vào chiêm bái và thắp hương cầu nguyện.
Trong khuôn viên làng hiện có tổng cộng 22 ngôi nhà gỗ cổ được phục dựng của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và nhà sàn Tây Nguyên. Trong ảnh là một ngôi nhà chữ Công với 104 cột, mang phong cách Bắc Bộ.
Các ngôi nhà rường Huế tại làng cổ mang phong cách cung đình với chất liệu sơn son thếp vàng và được chạm trổ rồng phượng rất tinh xảo và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ.
Vật dụng trưng bày bên trong nhà rường Huế.
Cụm nhà Nam Bộ bao gồm các ngôi nhà rường 3 gian 2 chái được chạm trổ hoa văn đơn giản, không gian khoáng đảng mang đậm chất nam bộ. Đặc biệt, tại đây còn có một ngôi nhà rường 5 gian 2 chái với cổng tam quan phía trước; ngôi nhà có 74 cột thể hiện sự uy nghi của quan viên thời nhà Nguyễn.
Tại Phước Lộc Thọ có 6 căn nhà sàn của các dân tộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như đế cột gỗ mang hình dạng chiếc gùi quen thuộc của người dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ các vật dụng thường nhật của người dân Tây Nguyên.
Tại mỗi khu nhà đều trưng bày rất nhiều cổ vật hoặc những vật dụng thời xưa. Số lượng trưng bày lên đến hàng nghìn món, trong đó có những cổ vật cực kỳ quý hiếm như chiếc giường gỗ một tấm có từ thời Bảo Đại, chiếc tủ xà cừ phát ra 7 màu lấp lánh khi có ánh sáng chiếu vào.
Chính giữa nhà là rất nhiều món đồ cổ khác như chiếc đồng hồ cổ từ khi Pháp thuộc, tượng đồng, bình cổ, tiêu bản hai con đồi mồi có chiều dài hơn một mét...
Đặc biệt, tại khu nhà tiểu lâu tứ giác bát dần (là nhà các vị quan lớn triều Nguyễn) có bộ 3 tượng đồng cùng niên đại, khắc họa sinh động các vị: Phật Như Lai, Phật Bà Quan Âm và Địa Tạng vương Bồ tát. Sau lưng các bức tượng này đều có khắc dấu triện.
Không gian xanh trong làng cổ được chăm chút và thiết kế rất mỹ thuật. Những con đường ngoằn ngoèo lót đá lún phún cỏ xanh, hai bên là những bụi tre, hàng cau, cùng nhiều loài hoa và đồi cảnh... làm du khách cảm thấy tâm hồn thư thái.
Tại Làng cổ còn phục vụ món ăn Việt – Á – Âu trong nhiều khu vực ẩm thực đa dạng với không gian hữu tình. Đặc biệt khách du lịch sẽ được thưởng thức ăn đặc sản Long An và các loài cá tươi ngon đánh bắt trực tiếp từ sông Vàm Cỏ.
Làng nằm trên tỉnh lộ 824, thuộc khu vực ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, Long An, cách TP HCM khoảng 30 km.
Đường đi như sau:
Đi theo Hùng Vương, Hồng Bàng, Bà Hom và Trần Văn Giàu/TL10 đến TL9 tại Hựu Thạnh
Đăng nhận xét