0
Liệu rằng những hồn ma có thật khi bất ngờ trong những bức ảnh chụp lưu niệm xuất hiện bóng dáng của những người đã khuất?Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định rằng liệu ma có tồn tại hay không. Trong cuộc sống vẫn luôn tồn tại những câu chuyện, giai thoại hay truyền thuyết về ma khiến con người rợn tóc gáy.

Hy hữu trong một số bức ảnh chụp trên thế giới, đằng sau những nhân vật chính trong bức hình có xuất hiện thêm những “vị khách không mời” làm người xem nổi da gà.

Ma có thật hay không? Câu hỏi khó này dường như không ai có thể trả lời được. Những bức ảnh chụp được ma là do đâu: sự khúc xạ ánh sáng, lỗi kỹ thuật trong khi chụp, ý đồ của con người..... hay là ma thật? Đây là những bức ảnh chụp được ma "rõ nét nhất " trên toàn thế giới mà đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được. 
(Đây là những bức ảnh đã được kiểm định, không 1 chút chỉnh sửa)

Tấm ảnh này được chụp phi đội Royal Air Force của quân đội Hoàng gia Anh. Đây không phải là một tấm ảnh bình thường, ai cũng nhận ra điều này, vì đằng sau viên trung sĩ Freddie có “hình bóng” của người đồng đội đã hy sinh trước đó không lâu có tên Jackson. Sau khi bức ảnh được rửa ra, tất cả những người có mặt trong ảnh đều thừa nhận, khuôn mặt đó chắc chắn là Jackson.
 Bức ảnh trên được một nhân viên điều tra hiện tượng huyền bí chuyên nghiệp chụp tại nghĩa trang Bachelor’s Grove ở Illinois, Mỹ ngày 10/8/1991. Trong bức ảnh được nhiếp ảnh gia Mari Huff thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Ma chụp lại cho thấy một người phụ nữ đang ngồi trên ngôi mộ trong trang phục làm bằng vải khâm liệm, trong khi cơ thể có phần trong suốt. Nghĩa trang Bachelor’s Grove cũng là nơi xuất hiện nhiều hiện tượng dị thường.

Một anh cao bồi tên Terry Ike Clanton ở Mỹ quyết định chụp lại ảnh lưu niệm khi đến thăm mộ bạn mình. Nhưng bức ảnh không như Terry mong đợi, anh phát hiện hình ảnh một người đàn ông đội nón đen đứng kế bên ngôi mộ mặc dù khi ấy Terry cam đoan chẳng có ai như vậy xung quanh.

Bức ảnh nổi tiếng về một cô bé đang nhìn ra từ trong đám cháy lớn, diễn ra năm 1995 tại một lâu đài cổ ở thị trấn Wem ở Shropshire, Anh. Bức ảnh được một nhiếp ảnh gia địa phương chụp khi ông đứng ngoài đường. Không có điều gì bất thường vào thời điểm chụp ảnh. Nhưng sau khi nó được xử lý hoàn chỉnh, người chụp ảnh phát hiện một bé gái đang đứng trên cửa của ngôi nhà đang cháy. Lính cứu hỏa sau đó đào bới đống đổ nát của ngôi nhà nhưng không tìm thấy thi thể của cô bé. Theo đồn thổi của người dân địa phương, bé gái này có tên Jane Churm, là người đã vô tình đốt cháy tòa thị chính thị trấn Wem năm 1677 vì đánh rơi một ngọn nến. Kể từ đó, bóng ma của bé gái này được cho là thường xuyên lai vãng ở thị trấn này. 
Tấm ảnh này được chụp vào năm 1936 và đây có lẽ là hình ảnh ma quái nổi tiếng nhất mọi thời đại, thậm chí cho đến nay vẫn chưa ai có thể bác bỏ tính xác thực của nó. Các nhiếp ảnh gia đã đến Raynham Hall ở Norfolk, Anh, để chụp ảnh cho tạp chí Country Life, và đó cũng là lúc họ chụp được hình ảnh của 1 người phụ nữ trong ngôi nhà đang đi xuống cầu thang. Provand chứng kiến sự việc bằng mắt thường trước rồi sau đó nâng máy lên để chụp được bức ảnh nổi tiếng này.
Theo khẳng định của tác giả, vào thời điểm ông chụp tấm hình này không có sự hiện diện của bất kỳ ai khác ngoài một đồng nghiệp ở bên. Cả hai cũng quả quyết không nhìn thấy hồn ma hay con người bằng xương bằng thịt nào ở cạnh để “gán ghép” cho bóng ma này. Căn cứ vào trang phục đen thì rất có thể đây là bóng ma của một vị mục sư đã quá cố của nhà thờ.
Denise Rusell chụp hình bà nội vào năm 1997 và khi phóng ảnh, cô mới sửng sốt nhận ra người đứng sau bà, không ai khác chính là ông nội của cô.




Năm 1946, một người phụ nữ tên Andrews đã chụp hình bia mộ của đứa con gái đã qua đời ở Queensland, Úc. Con gái bà chỉ mới 17 tuổi và qua đời vào 1 năm trước đó. Khi tấm hình được rửa ra, bà Andrews đã bị sốc khi nhìn thấy hình ảnh của một bé gái đang nhìn trực tiếp vào máy ảnh. Được biết tại nghĩa trang khi ấy không hề có trẻ em nào, bà Andrews cũng không hề biết bất kỳ đứa trẻ nào trông giống với đứa bé mà bà đã chụp được từ máy ảnh. Ngoài ra đứa bé này cũng không giống với con gái bà khi cô còn là một đứa trẻ. Nhiều năm sau, Tony Healy - nhà nghiên cứu những điều siêu tâm linh ở Úc đã điều tra vụ việc này và tìm thấy ngôi mộ của hai em bé sơ sinh nằm rất gần ngôi mộ của con gái bà Andrews.
Là một trong những bức ảnh ma lâu đời nhất, được chụp ở thư viện Combermere Abbey năm 1891. Trong ảnh, xuất hiện bóng dáng lờ mờ của một người đàn ông ngồi ở ghế bành, với phần đầu và tay là hiện rõ nhất. Vào thời điểm bức ảnh này được chụp, Lord Combermere (một chỉ huy kị binh của Anh) được chôn cách đó 4 dặm, trong khi ngôi nhà bị khóa và không có ai vào thời điểm đó. Ngoài ra, những người biết Lord Combermere tuyên bố bóng ma trong ảnh giống hệt người đàn ông này.

Năm 1959, cô Mabel Chinnery cùng chồng đến nghĩa trang để thăm mộ mẹ chồng của mình. Trước khi ra về, cô Mabel chụp cho chồng một bức ảnh lưu niệm khi anh ngồi trong xe. Thật bất ngờ, khi rửa ảnh ra, hai vợ chồng đã thấy một người phụ nữ ngồi ở băng ghế sau nhìn y chang mẹ chồng của Mabel. Rất nhiều nhà phân tích đã vào cuộc và chứng minh rằng bức ảnh này hoàn toàn không được chỉnh sửa.

Chồng của người phụ nữ trong ảnh đã chụp tấm hình này trong một buổi chiều nắng gắt với loại phim in bình thường. Hôm đó là ngày đầu tiên họ chuyển tới căn hộ mới ở Chicago, bang Illinois. Đằng sau cửa sổ bên trái hiện rõ khuôn mặt của một bà lão vấn tóc, ngồi bên cạnh là chú chó bull, nhưng hai vợ chồng kia thì kiên quyết khẳng định: trong nhà không có một ai vào thời điểm ấy.
Người ta không biết nhiều sự kiện liên quan đến tấm ảnh này, chỉ trừ một chi tiết duy nhất: cả hai nhân vật có mặt trong bức hình đều đã qua đời. Có thể nhìn rõ mồn một bên cạnh gốc cây cái dáng hình đùng đục như sương mùkhông biết có thể xác định là gì.
Một phụ nữ tên là Jackie Rhame ở Florian, Alabama đã túm được khoảnh khắc này trong chuyến thăm Công viên Giải trí Six Flags Great America thuộc thành phố Arlington, Texas. Lúc đó trời đang mưa lất phất, nhiều sương mù, nhưng chiếc camera C-126 vẫn ghi lại khá rõ nét hình ảnh một cậu bé con mặc áo len đỏ, với chiếc cổ áo sơ-mi trắng thò ra ngoài.
Chủ nhân tấm hình ghê rợn này khẳng định: vào thời điểm bấm máy không hề có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào ống kính, do đó không thể xảy ra hiệu ứng lóe sáng thấu kính để tạo nên bóng đỏ được. Vả lại, cái bóng hiển hiện ngay chính giữa bức ảnh, dáng dấp như một hình người.

Bức ảnh được chụp bên dòng suối trong một khu rừng bảo tồn của quốc gia.
Tháng 11/1982, cô Sahah ở thành phố Chicago, Illinois đã chụp được bức ảnh này bằng máy SX-70 ngay tại phần mộ của mẹ cô - đã qua đời vào năm 1934 ở tuổi 83. Vào thời điểm này có lẽ người ta còn chưa một lần nghe tới cụm từ “kỹ thuật ghép ảnh”, vả chăng, máy ảnh SX-70 cho “ra lò” tấm ảnh nguyên gốc này 60 giây ngay sau khi chụp.
Trong màn hư ảo vẫn thấy rõ từng chi tiết của cặp tình nhân “ma: cô gái trẻ tóc nâu đang ngồi ôm con vật cưng màu đen trong lòng, còn anh người yêu bên cạnh thì choàng tay qua ôm eo một cách tình tứ. Anh chàng này mặc áo phông màu xanh, đại để là có in dòng chữ gì đó trên ngực áo.
Tấm ảnh đen trắng đã sờn rách này do Dale Kaczmarek tình cờ chụp tại Hull House ở thành phố Chicago, Illinois tháng 11/1980.
Tác giả khẳng định không có nhân vật nào quanh quẩn trong ống kính vào thời điểm bấm máy, nhưng trong tấm hình lại hiện lên mờ ảo 4 nhà sư đứng ở những bậc cuối cùng dưới chân cầu thang. “Thầy” đứng chính giữa thể hiện đúng động tác nhà Phật: chắp hai tay vào nhau, trong khi 3 vị còn lại đứng xuyên qua thành cầu thang, và hình như là không có đầu.
Sát rạt bên phải Bill Rodgers - anh chàng vận động viên khỏe khoắn 4 lần vô địch giải marathon thành phố Boston và New York - là một bộ xương ngườikhông lẫn đi đâu được. Xương sườn, xương cột sống, xương chậu - từng chiếc hiện rõ mồn một như thể lúc ấy có hình mẫu giả ở bên.
Christophe DiCesare - Sinh viên trường ĐH New York ở bang Geneseo - đã chụp bức ảnh tại phòng C2D1, ký túc xá Erie Hall năm 1985 bằng máy 35MM.
Sau nhiều lần tìm hiểu và “giở lại lịch sử”, lũ sinh viên quậy cuối cùng cũng điều tra ra lý lịch của con ma xương xẩu. Đó là một cậu chàng có tên “Tommy”, đã treo cổ tự vẫn ngay trong ký túc xá vài năm trước. Kể từ đó, sinh viên sống ở đây thỉnh thoảng hay bị những cú kéo giật bí hiểm. Thậm chí có đêm, một sinh viên còn suýt rụng tim khi nhìn thấy một anh bạn mặc áo phông bóng bầu dục kẻ sọc, với cái đầu ngoẹo hẳn sang một bên.
Bức ảnh được chụp bằng chiếc máy ảnh Polaroid cổ lỗ sĩ vào năm 1959, tại một ngôi nhà thuộc phía bắc Hanover Park, bang Illinois đã bị phá sập từ lâu. Không có gì đáng nói với bé gái đang trầm ngâm suy tư bên thềm tam cấp, tuy nhiên điều không ai giải thích nổi là vật thể gì nửa trong nửa đục đang di chuyển dọc cầu thang kia?
Như thể vùng khói hư ảo ấy đang tuôn ra từ cơ thể bé gái, mà theo trí tưởng tượng phong phú của một số người thì nó xuất phát từ sâu bên trong tâm khảm cô. Một sự hiện hình của ý nghĩ, hay nói cách khác là ngoại chất linh hồn đi ra từ một cơ thể đang tồn tại. Bức hình này được xếp vào thể loại ảnh tâm linh.
Đó là một chiều Chủ nhật nắng ấm vào tháng 6/1980 tại Thung lũng Three Gap, cách thị trấn Revelstoke, British Columbia, Canada 12 dặm về phía tây. Bức ảnh chụp hai chị em gái đang dừng chân tại một khách sạn bên đường, dốc đá dựng thẳng đứng sau lưng. Nhưng vì sao dãy núi lại bị cắt ngọt một cách kỳ lạ đến vậy, và những ánh sáng đang vần vũ trên bầu trời kia là cái gì? Khó đổ lỗi cho thiết bị chụp, bởi đó là loại máy thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ - máy ảnh Balda sử dụng phim tráng cuộn cỡ 120.

Một người đi viếng mộ tại nghĩa trang Liên bang, nằm gần Biệt thự Carnton ở Franklin, bang Tennessee chụp lại khung cảnh này một cách rất tình cờ. Thoáng nhìn qua tưởng như không có điều gì bất thường hết, tuy nhiên nếu soi kỹ lên góc trên cùng bên phải của bức ảnh, lảng vảng sau những hàng cây làbóng dáng của một quân nhân. Nhìn kỹ hơn nữa thì rõ là trang phục của quân đội Liên bang.
Bức ảnh do cô Chris Payne từ thị trấn Woodbridge, bang New Jersey chụp trong lần tham quan thực địa chiến trường Gettysburg năm 1988, bằng chiếc máy ảnh Instamatic 110 có sử dụng ánh sáng flash trong thời điểm chạng vạng tối. Ngay cạnh cô em Terri Payne -người phụ nữ trong ảnh, phía bên bánh xe kia của khẩu súng thần công là một đám bụi leo lét nửa xanh nửa trắng kỳ lạ.
Tất nhiên vào lúc chụp cả hai chị em không nhìn thấy dị vật này. Thêm nữa, đám bụi cũng tuyệt nhiên không xuất hiện trên bất kỳ bức ảnh khác trong cuộn phim chụp cùng thời điểm bấy giờ. Có người còn nói rằng họ nhìn thấy lờ mờ một khuôn mặt ẩn trong làn sương hư ảo.


Chưa ai giải thích vì sao lại có quả cầu trôi lơ lửng trong đêm tối giữa nghĩa địa Mt. Thabor, bắc bang Illinois. Bức ảnh được một người tên là Dale Kaczmarek chụp vào đêm hè tháng 6/1998 bằng máy Polaroid.
Không ai biết nhiều về hình ảnh lạ phía sau bức ảnh. Tuy nhiên, nó đã được chụp bởi một chiếc điện thoại Nokia 7250 ở thành phố Eastwood tại Manilla nhìn thấy rõ tay bóng ma lạ nắm lấy cánh tay một người phụ nữ trong ảnh. Không ai nhìn thấy hoặc cảm thấy vào thời điểm chụp lại có một hình ảnh như một người bạn thân thiện này.














Đăng nhận xét

Du Lịch Độc Thân

 
Top