Một nhà kinh doanh nổi tiếng của nước Pháp là Pierre Poivre từng đến thăm dò khả năng buôn bán với xứ Đàng Trong, đã có dự kiến lập một kho tàng ở Đà Nẵng và vào buôn bán ở Hội An, ông cũng viết ký sự về việc này và hết lời ca ngợi đô thị sầm uất ấy. Nhưng một đại uý Bồ Đào Nha khi đọc ký sự ấy đã phê phán: "Thật là lạ lùng là khi bàn về các cửa biển ở xứ Đàng Trong, tác giả lại quá quan tâm đến Hội An, một hải cảng không to tát gì, và nơi đó chỉ có tàu nhỏ vào được, trong khi đó tác giả chẳng đề cập một chút nào về Tourane, một trong những hải cảng đẹp và lớn nhất của toàn Đông Dương, chỉ cách Hội An một chặng đường"
Vịnh Đà Nẵng dưới con mắt người Pháp_ cảnh này được chụp tại đỉnh đèo Hải Vân , và ngày nay …
------------------------------
Một nhân viên trong sứ đoàn này đã ghi lại những nhận xét của ông về Đà Nẵng và đặt tên cho bán đảo Sơn Trà là "Tân Gibralta". Ông cho biết : "Người ta có thể cho thuyền chạy khắp bờ biển mà không gặp tai nạn. Đáy biển sâu đều đặn từ 17 đến 20 sải. Vịnh Đà Nẵng xứng đáng mang danh là cảng lớn và vững chắc nhất được thấy (trong khu vực mà sứ đoàn đi qua). Nó rất sâu nên khi cần thiết phải di chuyển các tàu bè vẫn yên ổn dù gió to bão lớn. Đáy biển đầy bùn nên bỏ neo rất bám"
< Biển Tourane xưa>
---------------------
Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước hay Marble Mountains) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
Từ Ngũ Hành Sơn nhìn xuống :
---------------------------
Một cảnh trên núi Ngũ Hành thời Pháp …
Hai bức tượng đằng trước đã biến mất :
Còn ngày nay ?
Những nhà sư trên núi :
------------------------
Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đỉnh cao nhất cách 500 mét so với mực nước biển. Đèo Hải Vân từng được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Trên đèo có ải tên Hải Vân Quan xây từ thời Minh Mạng. Trên đỉnh đèo là một bãi đất rộng, có thể dừng xe nghỉ chân. Độ cao khoảng 500 m so với mặt biển.
Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan")
Một chặng đường ra Huế trên đèo Hải Vân năm xưa
Đây là Hải Vân Quan
Và ngày nay , hải vân quan vẫn còn đó ..
-----------------------------
Để thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa , Người Pháp đã xây dựng tuyến đường sắt vượt đèo , ở những đoạn khó không thể đặt ray trực tiếp , họ đã làm một loạt hầm mà cho đến tận ngày nay vẫn còn rất hữu dụng.
Ảnh về một khúc hầm trên đèo Hải Vân tại “LIÊN CHIỂU”:
Ngày nay, tuyến đường sắt này vẫn giữ nguyên :
------------------------
--------------------------Đền thờ thần biển , nơi những ngư phủ Đà Thành cầu an trước khi ra khơi
Ở Đà Nẵng, một công trình văn hóa sau này đã trở thành một địa điểm có giá trị văn hoá tiêu biểu của thành phố, đó là Bảo tàng Cổ vật Chăm mang tên người sáng lập Musée de Parmentier. Nằm trên vùng đất năm xưa là trung tâm của Vương quốc Chăm, nhiều di vật của nền văn hóa này đã được các học giả và chính quyền thực dân chú ý. Năm 1900 ngay sau khi thành lập, trường Viễn Đông Bác cổ Pháp đặt trụ sở tại Hà Nội đã yêu cầu ông H.Parmentier tổ chức sưu tầm và nghiên cứu
Ngày 22.6.1918 Bảo tàng Cổ vật Chăm mang tên ông Parmentier được Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chính thức thành lập (toà nhà trưng bày hiện tại được xây cất năm 1916) trở thành một bảo tàng duy nhất và nổi tiếng liên quan đến lịch sử Vương quốc Champa và nền văn minh của nó.
bảo tàng
Bảo tàng Chăm là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam. Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, bảo tàng này do người Pháp xây dựng và cho sưu tầm nhiều tác phẩm điểu khắc của nền văn hóa Chăm Pa như các bức tượng, phù điêu và các tác phẩm điêu khắc cổ của của văn hóa Chăm. Bảo tàng có kiến trúc Gothique, hài hòa với không gian xung quanh, là một điểm thăm quan cho du khách khi đến thăm Đà Nẵng. Gần đây có một dự án cầu gây tranh cãi vì nếu được xây dựng thì Bảo tàng Chăm sẽ nằm dưới gầm cây cầu này.
Cổ viện chăm xưa do Nraymond Chagneau chụp năm 1925
Và ngày nay
Địa chỉ: 02 Tiểu La, Đà Nẵng
Giờ mở cửa: Từ 7h00 đến 17h00
Đạo Tin Lành vào Việt Nam cũng sớm đặt cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng. Năm 1910 các mục sư đầu tiên đến thành phố này và sau một thời gian vận động rất chật vật với chính quyền địa phương, những cơ sở đầu tiên của Tin Lành mới được hoạt động và thành phố Đà Nẵng với một nhà thờ Tin Lành đầu tiên ở Việt Nam, được xây cất vào năm 1913 (đường Khải Định). Chính từ đây, qua nhiều lớp truyền bá thánh kinh mà Tin Lành mở rộng hoạt động của mình ra các địa phương khác trên lãnh thổ Việt Nam
Trung tâm truyền bá đạo Cao Đài của Trung Kỳ là ở Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, đến năm 1938 Thánh Thất Trung Thành của đạo giáo này mới được xây dựng tại thành phố Đà Nẵng, sau ngày Nhật đảo chính (9.3.1945) xuất hiện trong tín đồ Cao Đài ở Đà Nẵng tổ chức thanh niên Tráng anh đoàn
Một đình làng bên cây đa cổ thụ :
Một nhà thờ tộc tại Hải Châu xưa …
Đà Nẵng trên một apphich của Pháp
Như vậy, trên toàn bộ xứ Trung Kỳ bảo hộ đã hình thành một thành phố nhượng địa duy nhất bên bờ sông Hàn, với tên gọi chính thức là thành phố Tourane mà trong phần trình bày ở trên tên gọi Đà Nẵng chỉ là một trong những tên gọi mà người Việt Nam vẫn quen dùng ngay cả trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ.
Sau khi Cách Mạng tháng Tám nổ ra và sau đó là hiệp định Giơ-Ne-Vơ , Pháp trao trả Đà Nẵng về lại cho chính quyền Bảo Đại . Thời kỳ thuộc Pháp chấm dứt .
-----------------------------------
Đất nước chia hai , quân đội Quốc Gia và Hoa Kỳ nhận rõ tầm quan trọng của Đà Nẵng , liền ra sức phát triển thành phố .
Công việc đầu tiên của Hoa Kỳ ở đây là tu sửa, mở rộng và hiện đại hóa sân bay Đà Nẵng nhằm biến sân bay này thành căn cứ không quân lớn nhất miền Trung và lớn thứ hai ở miền Nam VN chỉ sau sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn)
Đà Nẵng từ trên không
Ngày nay :
--------------
Mặt khác, các hoạt động của lực lượng quân mặt trận giải phóng miền nam vẫn nổ ra.Pháo giải phóng bắn vào sân bay
Sân bay sau đợt pháo kích
Các kho vũ khí, xăng dầu được xây dựng hàng loạt. Vũ khí và các phương tiện chiến tranh được tập trung tại hệ thống kho An Đồn và căn cứ hậu cần Bầu Mạc. Các kho xăng dầu Liên Chiểu, Nại Hiên và trong sân bay Đà Nẵng được xây dựng thêm bồn và lắp đặt hệ thống bơm để tiếp nhận xăng trực tiếp từ các đoàn tàu, xe .
Kho xăng dầu bị tấn công
Chất độc da cam , nơi bị ảnh hưởng nặn nhất chủ yếu là khu vực phi trường :
Trực thăng HH43 tại Sân bay Đà Nẵng năm 1964
Trực thăng HH43B đi làm nhiệm vụ từ Sân bay Đà Nẵng năm 1967
------------------------------------
Một nghiã trang
Hải cảng Đà Nẵng .
Ngày nay là 22 Bạch Đằng, TP, Đà Nẵng.
------------------------
Vùng ngoại ô thành phố :
Con đường
Tuyến đường đèo Hải Vân
Nay
Và
Tuyến đường sơn trà
Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Quốc Gia ấn định là thành phố trực thuộc trung ương .
Ngôi nhà bên đường
làng quê
Ngoại ô Đà Nẵng
-----------------------------
Quân đội và người dân:
Một hộ gia đình

Thiếu nhi

Trẻ con tại trường tiểu học nàm trong ấp tân sinh Phước Tường

----------------------------------------
Tôn giáo tại Đà Nẵng :
Đền thờ thần biển , nơi những ngư phủ cầu an trước khi ra khơi
Ngôi chùa :
Một nhà thờ nhỏ
-----------------------------
Tượng Phật trên núi Sơn Trà
Chùa
Khởi công từ tháng 2.1923 do cha cố Vallet chủ công xây dựng và phác thảo phối cảnh tổng thể, trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú), nhà thờ chính toà Ðà Nẵng còn được gọi là nhà thờ Con Gà, bởi trên nóc nhà thờ (cách mặt đất 27m) có biểu tượng con gà màu xám làm bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, hơn 70 năm chưa được sơn phủ bảo vệ, mà vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Nhà thờ Chánh Tòa xưa
Và nay
------------------------------
Ảnh bên bờ sông Hàn
Bên sông :
Đây là nhà hàng nổi trên sông Hàn những năm 60, nay là Hana Kim Định (?)
Dãy quán bán nước dọc bờ sông Hàn, trên đường Bạch Đằng xưa , trên dòng sông, những con tày thủy lớn vẫn chạy …
Bến sông ngày xưa
Dòng sông thơ mộng với những cô gái chèo đò trên sông …
Và nay …
-------------------
Đây là cầu cảng bên sông Hàn
Bến cá Bạch Đằng , vị trí bến cá này ngày nay đã được thay thế bằng chiếc cầu quay .
Quân đội Hoa Kỳ tại bến cá
Bến cá này đến tận nhữung năm 75 vẫn còn ngà ga , ga này được xây dựng từ thời Pháp , sau năm 1975 nhà ga đã bị phá .
------------------------------------
Một số ngôi trường tại Đà Nẵng :
Trường Phạn Thanh Giản xưa, sau 75 đổi tên thành trường Lê Quý Đôn , sau khi trường Lê Qýy Đôn chuyển địa điểm thì nơi này được nhập vào trường Phan Châu Trinh
Và nay …
----------------------
Trường Trung Học Phan Châu Trinh
Lúc ban đầu Trường Trung Học Phan Châu Trinh, được xây trên bãi cát trắng, trước Bệnh viện đường Lê Lợi.
Nay vẫn là trường Phan Chu Trinh Địa chỉ: 154 Đường Lê Lợi
Trường Thập niên 90
Thập niên 00
------------------------
“Nữ Trung Học Đà Nẵng”
Trường được lập ra vào cuối năm 1967, sau khi niên khóa 67-68 đã bắt đầu.
Trường Nữ Trung học Hồng Đức được xây trên khu đất mà trước kia, đó là khu đất Nghĩa trang của người Pháp. Bên cạnh hàng rào của Nghĩa trang giáp với đường Lê LợI,
Địa điểm được chọn nằm trên đường Thống Nhất, cạnh trường trung học Phan Châu Trinh và Nam tiểu học. Ngôi trường được xây lên trên của một nghĩa trang cũ của người Pháp, có người mê tín cho là không tốt nên yểu mệnh.
Niên khoá đầu tiên, trường có thi tuyển để nhận thêm nữ sinh vào, bên cạnh những nữ sinh đươc chuyển qua từ trường Phan Châu Trinh và gồm có từ lớp Đệ Thất (Lớp Sáu) đến đệ Tứ (lớp Chín). Liên lớp đàn chị đầu tiên ra trường là năm 1971, niên khóa 70-71.
Trường mang tên Nữ Trung Học Hồng Đức từ niên khóa 73-74.
Đây là trường nữ điểm của thành phố , các nữ sinh vào học được trường này không phải dễ dàng vì chỉ tiêu tuyển sinh đều có yêu cầu học lực .
Hiện nay, trường này đã trở thành The University of Danang
Địa chỉ : 41 Lê Duẩn
--------------------------
Trường Sao Mai
Ðịa điểm: Trường Sao Mai tọa lạc tại góc đường Ðộc Lập (cổng chính) và Lê Ðình Dương (cổng sau). Trường có một dãy lầu ba tầng (dành cho trung học). Dãy nhà trệt (dành cho tiểu học).
Đây là một ngôi trường chủ yếu dành cho học sinh có lực bình thường , xưa kia thường nổi tiểng với các thành tích không mấy khả quan .
Nay là trường Trần Phú Địa chỉ: 272 Trần Phú
------------------------
Trường Thọ Nhân nay là trường Trần Hưng Đạo, một trong những ngôi trường sớm nhất tại Đà Thành . Theo âm Quảng , trường còn có một tên khác là Thọ Nhơn . Học sinh từ ngôi trường này chủ yếu là con cháu các gia đình người Hoa , và website của nhóm cựu học sinh này cũng được viết bằng tiếng Trung .
--------------------------
Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1960. Tháng 9 năm 1962, Trường khai giảng lớp đầu tiên.Thầy Nguyễn Văn Minh được vinh dự làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường. Ngay từ năm học 1962-1963 này, Trường đã được trang bị đúng tiêu chuẩn quốc tế cho một Trường đệ nhị cấp(cấp 3).Qua kỳ thi tuyển, trường chọn được 160 học sinh lớp đệ thất và nhận 40 học sinh đệ nhị cấp từ các trường miền Trung gởi đến. Sau ba năm học, có một sự cải cách, Trường được chỉ thị nhận học sinh vào học lớp Đệ ngũ Kỹ thuật, cải cách nầy chủ yếu nhận học sinh lớn hơn 2 tuổi để có đủ chiều cao và sức khoẻ đứng điều khiển được máy.Việc thi tuyển cũng có đổi mới, hoc sinh thi các môn Toán lý hoá, sinh ngữ, văn,sử, địa và chỉ thi trong một buổi sáng là xong, rất là căng thẳng. Như vậy sẽ chọn được những học sinh có bản lĩnh, vừa giỏi, vừa nhanh nhẹn.Cuối năm học thứ ba đã có đàn anh thi tốt nghiệp.Các em có điều kiện vào Sài Gòn thì thi vào Đại học Bách khoa , đã đậu 7/9 học sinh. Những em khác thi vào các Đại học Kiến trúc, Hàng không,Y khoa, Bách khoa trung cấp ...đều có kết quả tốt.
Năm 1975 trường được đổi tên thành trường kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi , về năm 1994 lại được đổi tên thành trường Cao Đẳng Công Nghệ , còn tương lai nghe nói sẽ trở thành trường Đại Học Công Nghệ? Địa chỉ: 48 Cao Thắng
-------------
Nữ sinh Đà Nẵng
Giờ tan học ….
-------------------------------
Một con đường đang được thi công ven sông :
Những con đường ngập tràn bóng cây:
Đường Gia Long, nay là đường Hải Phòng
Đường Quang Trung
Đường Độc Lập , nay là đường Trần Phú
Đoạn đi qua “Việt Nam Công Thương Ngân Hàng”
Đường Đống Đa , bảng chỉ đường so với hiện nay vẫn không khác nhau nhiều lắm
------------------------
Cảnh sát công lộ Đà Nẵng 1970 . Bùng-binh tuy thô sơ nhưng được là có mái che .
cảnh sát nội thành
Để tiện việc đi lại vận chuyển của hai bên bờ Đông bờ Tây , chính phủ đã xây thêm một chiếc cầu qua sông Hàn song song với cầu Trịnh Minh Thế để tăng cường cho việc chuyển quân và phương tiện chiến tranh.
Cầu Trịnh Minh Thế ngày xưa và nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi
Cầu Đường sắt năm xưa hiện nay đã trở thành đường bộ với tên gọi cầu Trần thị Lý
-------------------------
Cảnh nội thành ĐÀ NẴNG:
Các khu phố :
Một bên là đường Sài Gòn và một bên là đường Hà Nội
Các khu phố
----------------------------
phố phường Đà Nẵng xưa mộc mạc và giản dị
Ảnh này chụp năm 1966
------------------------
nội thành
Chỗ này xe đổ bên trái :
-----------------------------
Khu buôn bán
CHỢ CỒN (TRUNG TÂM THƯƠNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG)
Nằm ở trung tâm thành phố (đường Hùng Vương- Ông Ích Khiêm)
Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam.
Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn. Chợ có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, phía Bắc là một con hẻm, phía Đông sát đường xe lửa. Phía đường Ông Ích Khiêm trước là kho đạn, sau là trại gia binh của cảnh sát và công binh cho đến năm 1975, hiện nay đã trở thành các ki ốt liên đới với hệ thống buôn bán của chợ Cồn nối rộng.
Tháng 12 năm 1984, chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000 m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Nhưng người dân thành phố Đà Nẵng vẫn quen gọi là "Chợ Cồn" thay vì tên chính thức.
-----------------------
Cùng với chợ Cồn , chợ Hàn cũng là một chợ có từ lâu đời và lớn ngang với chợ Cồn
Chợ Hàn trước 75
Thập niên 90
Và nay !!!
Chợ nhỏ
Khu chợ Nại Hiên Tây
Chợ nhỏ khác
------------------
Với vị trí nằm giữa miền Trung Nam Bộ, có sân bay, hải cảng lớn, Đà Nẵng trở thành trung tâm đầu não của vùng chiến thuật I của chính quyền Nam Việt Nam. Tại đây có Bộ chỉ huy vùng chiến thuật I, Bộ tư lệnh quân đoàn I, cơ quan đại biểu chính phủ Bắc Trung phần, Nha Cảnh sát Bắc Trung nguyên Trung phần và các cơ quan đầu não của thành phố Đà Nẵng như Toà Thị chính, Ty Cảnh sát quốc gia, Bộ chỉ huy quân cảnh và cơ quan tình báo CIA Mỹ.
Phòng thông tin :
Việt Nam Công Thương Ngân Hàng , hay còn được gọi là “ngân khố” nàm trên đường Trần Phú ngày nay .
Tòa nhà USO Đà Nẵng
Nự cười niềm nở của binh lính Hoa Kỳ
Thành phố Đà Nẵng còn là nơi tập trung của đại diện các đảng phái ở miền Trung như Việt Nam Quốc dân Đảng, Nhân xã Cách mạng Đảng, Đại Việt, lực lượng Đoàn kết, Đảng công nông, Phong trào quốc gia cấp tiến, Mặt trận Quốc gia Liên Ái v.v...
Một nhà thuốc Thành Thái nàm trên đường Thành thái ngày xưa :
Một của hàng chuyên bán tạp hóa :

Nhà sách Sông Đà
Một cây xăng :
Một cửa hàng
Tiệm Vàng Kim Tín , kiêm bán áo mưa :
1 quán nước nhỏ ven đừơng
Thư viện ĐÀ NẴNG
Khách sạn ĐÀ NẴNG
----------------------
Văn Hóa :
Rạp Hòa Bình
Nay là Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh: - 155 Phan Châu Trinh
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.